Học năm hai mới biết không trúng tuyển ĐH
Nhập học một tháng mới biết trượt Đại học
Nữ sinh nhập học chỉ với 200 nghìn đồng
Câu chuyện trớ trêu này xảy ra đối với Trần Tấn Lực (Bến Tre), sinh viên năm thứ hai khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô Trường ĐH Trần Đại Nghĩa (quận Gò Vấp, TP.HCM).
Đăng ký CĐ, trúng tuyển ĐH
Lực cho biết mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014, em thi vào trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng và nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 vào hệ CĐ Trường ĐH Trần Đại Nghĩa. Sau một thời gian chờ đợi, Lực được nhà trường gửi giấy báo trúng tuyển vào hệ ĐH chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.
Lực lên TP.HCM đăng ký nhập học. Mọi việc diễn ra bình thường. Sau một năm học tập, Lực không phải thi lại môn nào, nhiều môn đạt điểm tốt. Lực cho biết hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn. Mẹ đã mất, cha đi bán bánh bò, bánh tiêu dạo. Ngoài thời gian học, Lực tự bươn chải làm thêm chân chạy bàn hằng đêm cho một quán ăn để có tiền trả chi phí ăn uống, nhà trọ. Học phí trung bình khoảng 8 triệu đồng/năm học.
Ngày 30-9, khi Lực bước vào năm học thứ hai thì nhận được quyết định của nhà trường chuyển Lực xuống học hệ CĐ với lý do em chỉ đủ điều kiện xét tuyển vào hệ CĐ của trường. Lớp cũ hiện đã xóa tên Lực ra khỏi danh sách. “Khi nhận quyết định, em gần như bị sốc” – Lực nói.
Trả lời câu hỏi thi CĐ nhưng học ĐH là sai quy chế, Lực nói em thật sự không rành về quy chế tuyển sinh nên hoàn toàn không biết điều này.
Làm việc với nhà trường, Lực cho rằng việc học ĐH không phải là lỗi của em. Hơn một năm qua, em dồn công sức để học tập tốt, nay không được học tiếp thì lãng phí thời gian, tiền bạc. Em mong được nhà trường xem xét lại. Hiện Lực đã nghỉ học về quê. Em cũng cho biết sau khi bị buộc chuyển xuống học CĐ, tâm lý em rất lo lắng, hoang mang.
Sinh viên Trần Văn Lực đi làm thêm để trang trải chi phí học tập. Ảnh phải: quyết định chuyển Lực xuống hệ cao đẳng. Ảnh: HM
Sai sót tuyển sinh là bình thường?
Trả lời về câu chuyện trớ trêu của sinh viên Lực, ông Lê Xuân Phóng, trợ lý Phòng GD&ĐT Trường ĐH Trần Đại Nghĩa, giải thích: “Trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký xét tuyển, chúng tôi nghĩ em Lực thi ĐH nên gọi nhập học nhầm vào hệ ĐH. Sau hậu kiểm, tôi phát hiện trường hợp này sai quy chế nên để an toàn cho nhà trường và cho cả em Lực, chúng tôi buộc phải chuyển em này xuống hệ CĐ”.
PV đặt vấn đề việc Lực được gọi vào học ĐH không phải lỗi của em, nay sự việc vỡ lở gây lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc một năm học qua thì giải quyết thế nào, ông Phóng cho rằng: “Lực chắc chắn phải biết nhà trường đã gọi nhầm hệ ĐH, tuy nhiên em này vẫn đi học mà không khai báo gì thêm thì chính sinh viên làm sai quy tắc và nhà trường có quyền đuổi học”.
PV đặt tiếp vấn đề nhà trường cũng phải có trách nhiệm trong sai sót này, vì vậy nhà trường cần tính đến phương án tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên Lực chuyển xuống học CĐ như miễn, giảm học phí, miễn, giảm môn học cũng như giúp chuẩn bị tâm lý để ổn định việc học, ông Phóng chỉ nói: “Tính cái gì, nhà trường có quyền đuổi em Lực. Trong công tác tuyển sinh sai sót là chuyện bình thường nên mới có công tác hậu kiểm. Em Lực có lỗi rất là nhiều”.
Sai sót trước hết thuộc về nhà trường Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP.HCM, cho rằng trong trường hợp này sai sót trước hết thuộc về nhà trường, bởi theo quy chế tuyển sinh, trong thời gian ngắn sau khi tuyển sinh nhà trường cần tổ chức hậu kiểm đối chiếu danh sách tuyển sinh, điểm đầu vào, điểm ưu tiên… để có hướng xử lý những sai sót ngay từ ban đầu, vừa thuận lợi cho trường vừa rõ ràng trong khâu tuyển đầu vào đối với thí sinh. Trong trường hợp cụ thể này, nhà trường tổ chức hậu kiểm sau một năm gây bất lợi cho sinh viên. Tuy nhiên, theo quy chế thì thí sinh đã đăng ký thi vào bậc CĐ sẽ không được học ĐH dù nhà trường có sai sót. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là nhà trường nên có sự thỏa thuận với sinh viên, chuyển điểm các môn đã học ĐH sang bậc CĐ cùng ngành tại trường để sinh viên này yên tâm học hành. Các môn còn lại chưa học đương nhiên sinh viên này phải học đầy đủ. Đồng thời nhà trường cũng không thể đuổi sinh viên, thay vào đó cần tạo điều kiện để sinh viên này thoải mái khi học CĐ như có thể miễn, giảm học phí để tránh thiệt thòi; hoặc liên hệ các trường CĐ khác có cùng ngành sinh viên này đang học có mức điểm đầu vào đảm bảo để chuyển sang nếu sinh viên này có nguyện vọng vì nếu tiếp tục ở trường cũ gây bất ổn về mặt tâm lý. Trong trường hợp sinh viên này vì lý do riêng mà nghỉ học thì nhà trường cũng phải có trách nhiệm xem xét trả lại chi phí mà sinh viên này đã bỏ ra. _______________________________ Nói tóm lại, đây là sai sót của nhà trường, bởi vậy nhà trường cần làm việc với sinh viên để sớm khắc phục. Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD&ĐT tại TP.HCM |
from WordPress http://ift.tt/1SeDYDt
via TCTEDU.com
Leave a Comment