Du học bóng đá

Công Phượng đấu “đại gia châu Á” trận mở màn giải U21

VPF lại ‘du học’

Livescore – Kết quả bóng đá trực tuyến

Nếu J-League 1 có 18 CLB đá theo thể thức vòng tròn hai lượt thì K-League chỉ có 12 đội. Thể thức thi đấu của K-League cũng khác. Đó là 12 đội đá vòng tròn hai lượt xếp hạng. Sau đó sáu đội đứng đầu đá tiếp vòng tròn hai lượt tranh ngôi vô địch và sáu đội nhóm dưới cũng đá tương tự xác định hai đội xếp cuối sẽ rớt hạng.

Việc đi học K-League sắp tới chắc chắn không phải là học thể thức thi đấu vì nếu học thể thức thì bóng đá Việt Nam đã ứng dụng cách đây 20 năm ở lần học trước rồi. Lần ấy, nhiệm kỳ II VFF từng đi học bóng đá chuyên nghiệp Hàn Quốc cụ thể là K-League, mà lúc ấy Hàn Quốc mới chỉ có sáu đội chuyên nghiệp tham dự giải vô địch.

share gg Du học bóng đá1447801101 15 chot nldy Du học bóng đá

Điều bóng đá Việt Nam cần học nhất là duy trì những biểu tượng như Thể Công thì lại không “hành” được. Ảnh: XUÂN HUY

Phần học khi ấy được đúc kết là phải làm bóng đá chuyên nghiệp theo kiểu Hàn Quốc, nghĩa là thật tinh, thật chất và thực thụ là chuyên nghiệp với mỗi CLB là một tập đoàn kinh tế lớn đứng sau như Hyundai, Samsung của Hàn Quốc đỡ đầu và biến CLB bóng đá thành một đứa con trong tập đoàn của mình.

Kết quả là phần “hành” từ những gì “học” Hàn Quốc của nhiệm kỳ II ấy đã bị bỏ trong hộc tủ để sau đó chạy theo kiểu làm chuyên nghiệp tịnh tiến từ các đội mạnh lên đá chuyên nghiệp. Đến nay thì V-League của Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi cách làm đấy, tức càng nhiều đội lên chuyên nghiệp càng tốt mà không cần phần gốc như thế nào.

Nghịch lý là với cái gốc đấy, sắp tới cả nhà lại đi du học tiếp và chắc chắn là phần học sẽ không khác nhiều với điều mà 20 năm trước nhiệm kỳ II từng học.

Thực tế thì cái cần học nhất của V-League là kiện toàn bộ máy điều hành và hoàn thiện chất chuyên nghiệp ở các CLB vì đó là nền tảng cơ bản cho bất kỳ nền bóng đá chuyên nghiệp nào.

Việc kiện toàn đấy sẽ giúp mặt bằng V-League không còn sự lệch pha lớn từ cách đổ tiền của mỗi CLB rồi cách để tồn tại mà bất chấp ảnh hưởng đến thương hiệu, đến tình cảm của người hâm mộ.

K-League từ khi bóng đá Việt Nam học làm chuyên nghiệp lần đầu (1995) đến nay đã 20 năm nhưng việc phát triển cũng chỉ từ sáu đội lên 12 đội mà thôi. Tuy nhiên, đặc điểm là số đội chuyên nghiệp ở K-League rất tinh và rất chất. Và rõ ràng là điều này khác hẳn với bóng đá Việt Nam cố làm tròn 14 đội nhưng chất thì luôn thấp thỏm khi năm nào cũng lo có đội bỏ giải hoặc mệt mỏi với nhiều CLB có ông bầu chán bóng đá nên giải tán.

Việc du học bóng đá vì thế cũng nên thực tế với những gì cần “học” và những gì phải “hành”.

Bóng đá Việt Nam từng học chuyên nghiệp ở đâu?

Quá trình học làm chuyên nghiệp bóng đá Việt Nam từng “du học” ở Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Malaysia… rồi làm chuyên nghiệp theo cách của ta với bản sao gần gũi nhất là M-League của Malaysia.

Đến nay khi hỏi lại những nhà điều hành bóng đá là tài liệu và báo cáo từ những lần học chuyên nghiệp trước đây ở đâu và “học” gì, “hành” gì thì nhiều người bối rối bởi yếu tố kế thừa qua các nhiệm kỳ không bao giờ được thực hiện trọn vẹn.



from WordPress http://ift.tt/1YfSEWr
via TCTEDU.com

No comments

Powered by Blogger.