Tạm dừng “xử trảm” cầu cổ trăm tuổi ở Long An
Cần 300 tỷ đồng để cấp bách sửa cầu Long Biên
Ngày 1.11, ông Phạm Văn Rạnh – Bí thư tỉnh ủy Long An cho biết, việc tháo dỡ cầu Đúc Tân An đang được tạm dừng, chờ các cơ quan chức năng họp để có hướng xử lý và trả lời dư luận. Trả lời báo chí, ông Lê Văn Hùng – Chủ tịch UBND TP Tân An cho biết, trước dư luận bức xúc về việc cầu Đúc trăm tuổi bắc qua sông Bảo Định bị phá bỏ để xây cầu mới, UBND thành phố sẽ tổ chức họp báo để thông tin rõ hơn về chủ trương tháo dỡ cầu của thành phố để người dân hiểu rõ. “Hiện nay chúng tôi khẳng định chủ trương là vẫn sẽ tiếp tục tháo dỡ cầu chứ không dừng lại”, ông Hùng nói.
Cầu Đúc Tân An khi chưa tháo dỡ
Theo ông Hùng, cây cầu trăm tuổi này được xây dựng từ thời Pháp, là một trong những công trình cổ còn lại của TP. Nhiều người dân mong muốn chính quyền địa phương có phương pháp gia cố, giữ lại cầu như một “nhân chứng lịch sử” cho đời sau. “Chúng tôi cũng đã tính toán đến phương án giữ lại cầu, tuy nhiên qua khảo sát thì kinh phí gia cố cầu quá lớn. Cầu cũng đã xuống cấp, hết niên hạn sử dụng, kích thước và quy mô cũng không còn đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nên chúng tôi buộc lòng phải phá bỏ để xây cầu mới thay thế” – ông Hùng nói.
Theo Sở KH&ĐT tỉnh Long An, cầu mới thay thế dài 94m, tổng kinh phí đầu tư gần 62 tỉ đồng, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng cuối năm 2017.
Cầu Đúc hiện nay, đã bị phá phần lan can
Theo đơn vị thi công, ngoài việc chính quyền yêu cầu tạm dừng thì đơn vị này cũng phải tự dừng vì xe cuốc đã hư hỏng khi phá cầu. Theo hợp đồng, việc tháo dỡ phải hoàn tất trong vòng 25 ngày. Tuy nhiên, chiếc xe cuốc loại 28 tấn đã phải ngừng thi công bởi sau thời gian ngắn, cần cuốc đã hư hỏng, không thể phá tiếp. Một số công nhân cho biết, kết cấu bê tông của cầu Đúc Tân An khá đặc biệt, dùng sỏi chứ không dùng đá. Phần trụ đèn dùng rất ít thép nhưng lại rất chắc. Với thời gian 25 ngày, việc tháo dỡ cầu là điều không thể bởi thân cầu và phần đà còn rất cứng.
Dấu vết cần cuốc thử độ cứng mặt cầu
Theo tìm hiểu của chúng tôi, xác cây cầu cổ được đấu giá khởi điểm 34 triệu đồng. Đơn vị trúng giá sẽ tháo dỡ cầu và thu phế liệu. Nhiều đơn vị tham gia đấu giá, giá cuối cùng là gần 120 triệu đồng. Kết thúc đấu giá, đơn vị trúng thầu đã “sang tay” với giá 150 triệu đồng. Có 8 trụ đèn khí đá, chính quyền mua lại với giá 2 triệu đồng/trụ.
Phần thành cầu bị phá bỏ
Các trụ đèn khí đá còn sót lại
Cận cảnh một lồng đèn khí đá
Xe cuốc loại 28 tấn đã “gục cần” ngay một trụ đèn
from WordPress http://ift.tt/1l2FnC7
via TCTEDU.com
Leave a Comment